Đá phạt bóng đá là một tình huống rất thường thấy trong các trận thi đấu chuyên nghiệp. Dù phổ biến, không ít người hâm mộ còn cảm thấy bối rối và khó hiểu về pha bóng đá này. Nếu bạn cũng đang có chung thắc mắc, hãy theo dõi bài viết và ABC8 giải thích một cách cụ thể nhất về đá phạt trong thi đấu bóng đá.
Đá phạt bóng đá là gì?
Theo định nghĩa trong luật thi đấu FIFA, đá phạt bóng đá được hiểu là hành động tái khởi động trận đấu sau khi bị gián đoạn bởi các pha phạm lỗi. Các quy định đối với tình huống này được ghi rõ trong điều thứ 13 của luật thể thao bóng đá hiện hành.
Mỗi khi các cầu thủ trên sân có hành động phạm lỗi, trọng tài sẽ thổi còi để tạm dừng các diễn biến của trận đấu và đưa ra hình thức xử phạt. Đá phạt chính là một phần trong cách xử lý vi phạm, đội đối thủ sẽ được hưởng một quả sút. Tùy vào từng pha bóng và mức độ vi phạm của hành vi, trọng tài có thể áp dụng đá phạt trực tiếp, gián tiếp hoặc phạt đền.

Tìm hiểu các loại hình đá phạt bóng đá trong thi đấu
Như ABC8 đã trình bày bên trên, tình huống đá phạt được chia thành nhiều loại khác nhau. Trọng tài sẽ quyết định cách thực hiện quả sút dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình huống phạm lỗi. Cụ thể:
Đá phạt gián tiếp
Quả sút phạt được trao cho đội có cầu thủ bị đối phương mắc lỗi, vị trí thực hiện ngay tại nơi xảy ra pha bóng vi phạm trước đó. Lúc này, các cầu thủ thuộc đội bị phạt sẽ phải đứng cách xa khu vực cú sút một khoảng tối thiểu là 9.15.
Đối với quả đá phạt bóng đá gián tiếp, bóng đi thẳng từ chân người thực hiện vào khung thành sẽ không được công nhận là bàn thắng. Thay vào đó, bóng cần phải chạm vào ít nhất 1 cầu thủ khác trên sân trước khi sút vào lưới. Một số tình huống phạm lỗi điển hình có thể dẫn đến quả sút phạt gián tiếp chính là:
- Lỗi việt vị
- Chơi bóng nguy hiểm
- Các hành động nhằm cản trở thủ môn khi họ cố gắng đưa bóng vào cuộc.
- Thủ môn câu giờ
- Thủ môn bắt bóng 2 lần liên tục khi chưa qua chân bất kỳ cầu thủ nào khác trên sân.
- Thủ môn nhận bóng bằng tay đối với đường chuyền về từ đồng đội.

Đá phạt trực tiếp
Khác với quả sút gián tiếp, tình huống đá phạt bóng đá trực tiếp sẽ được công nhận là bàn thắng nếu bóng đi thẳng vào khung thành đối phương. Khi thực hiện quả sút này, các cầu thủ bên phía đội chịu phạt cũng sẽ phải đứng cách xa vị trí bóng một khoảng tối thiểu bằng 9.15m. Những tình huống phạm lỗi khi thi đấu có thể dẫn đến một tình huống đá phạt trực tiếp cho đối thủ chính là:
- Đá hoặc nỗ lực thực hiện việc đá vào người cầu thủ đối phương.
- Vào bóng bằng cách ngáng chân
- Khạc nhổ vào người khác
- Hành động nhảy lên để tì đè người đối phương trong các pha tranh chấp bóng.
- Cầu thủ đánh hoặc thực hiện các hành vi tương tự, đe dọa thực hiện bạo lực đối với đối phương.
- Hành vi dùng tay chơi bóng trong quá trình thi đấu, ngoại trừ thủ môn.

Đá phạt đền (Penalty)
Phạt đền cũng là một quả đá phạt bóng đá quen thuộc, tình huống quan trọng có tỷ lệ dẫn đến một bàn thắng rất cao. Trường hợp điển hình nhất để dẫn đến một quả phạt đền chính là khi cầu thủ phạm lỗi với đối phương trong vòng cấm sân nhà hoặc cản trở bàn thắng bằng tay.
Với cú sút Penalty, vị trí thực hiện là tại chấm 11m của khung thành đối phương. Ngoại trừ thủ môn đội phòng ngự và cầu thủ thực hiện quả sút, tất cả những người còn lại đều phải đứng sau khu vực vòng cấm địa. Họ chỉ được phép di chuyển vào trong để áp sát sau khi bóng đã được sút đi hoặc chạm chân người thực hiện.
Chiến thuật đá phạt bóng đá giúp tăng cơ hội ghi bàn
Nhằm tận dụng các quả đá phạt để giành lấy lợi thế và thành công nắm bắt cơ hội ghi bàn. Rất nhiều chiến thuật sút phạt tối ưu đãi được các đội bóng sáng tạo ra, một số tình huống thường thấy nhất chính là:
Động tác giả
Khi sút bóng, cầu thủ sẽ thực hiện một động tác giả để đánh lừa hướng dự đoán của thủ môn của đội bạn. Ngay sau đó, họ tung cú sút thực sự về hướng ngược lại và khiến cho đối phương bị bất ngờ và không thể bắt bóng. Đây là một kỹ thuật rất phổ biến, được nhiều cầu thủ trên thế giới dụng với mức độ hiệu quả cao.
Cầu thủ giả trong đá phạt bóng đá
Với chiến thuật này, sẽ có 2 cầu thủ hoặc nhiều hơn đứng trước hướng bóng và làm tư thế thực hiện cú sút. Từng người lần lượt chạy qua và không tung ra cú sút khiến thủ môn bị mất tập trung, một cầu thủ bất kỳ trong hàng sẽ thực hiện quả đá phạt.

Lập hàng rào giả
Trong trường hợp đối phương lập hàng rào để hạn chế góc sút phạt, một số cầu thủ đội thực hiện có thể đứng vào trong đội hình này. Ngay khi đồng đội thực hiện cú sút phạt, họ sẽ né tránh và tạo khoảng trống đủ để lọt qua và đi thẳng vào khung thành.
Tổng kết
Đá phạt bóng đá là một tình huống rất quan trọng và có thể trực tiếp tác động đến thế trận trên sân, thậm chỉ trở thành tiền đề dẫn đến bàn thắng. Hy vọng với những thông tin về quả đá phạt vừa được ABC8 chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ, từ đó có thể tận hưởng các trận đấu một cách trọn vẹn nhất.
Xem thêm: Đá Phạt Góc Là Gì? Quy Tắc Thực Hiện Corner Kick Chi Tiết